Sử dụng hóa chất bảo trì màng RO – Lưu ý với nước để ăn uống, chế biến thực phẩm

Sử dụng hóa chất bảo trì màng RO – Lưu ý với nước để ăn uống, chế biến thực phẩm

Sử dụng hóa chất bảo trì màng RO – Lưu ý với nước để ăn uống, chế biến thực phẩm

Nước trước khi cấp cho màng RO thường đã trải qua các công đoạn xử lý như lọc thô, khử mùi, lọc tinh…. Dù kích thước lọc tinh có nhỏ đến cỡ nào đi nữa thì những tạp chất nhỏ hơn kích thước lõi lọc vẫn rò rỉ vào màng RO. Kích thước màng RO rất bé nên các tạp chất bị giữ lại bên ngoài lớp màng, chỉ có nước và các tạp chất vô cùng bé hơn mao quản màng RO mới đi qua được. Các tạp chất không được đi qua màng RO một phần đi ra ngoài theo đường xả, một phần chui sâu vào các lớp màng bên trong.

Trong nước luôn tồn tại ion âm và dương nên các tạp chất dạng ion âm sẽ phản ứng với tạp chất dạng ion dương để tạo muối và sa lắng xuống màng RO. Lâu ngày sẽ làm bít lỗ mao quản màng RO, ngăn cản nước đi qua vì thế lưu lượng nước được lọc qua làng RO sẽ giảm, đồng thời trở lực qua màng RO sẽ tăng lên. Ngoài việc sử dụng hóa chất để xử lý vấn đề tắt nghẽn (tham khảo thêm chuyên đề “Sử dụng hóa chất tẩy màng RO-Những điều cần lưu ý) thì có giải pháp nào để các tạp chất không thâm nhập sâu vào các lớp bên trong màng RO để gây tắt nghẽn không?

Một giải pháp khá đơn giản là làm cho các tạp chất kết hợp với nhau thành hợp chất cao phân tử lớn hơn kích thước mao quản lớp màng RO và tăng thời gian lưu (tức ngăn chặn sự sa lắng và bám dính của hợp chất này lên màng RO). Các hợp chất cao phân tử này sau đó sẽ được đưa ra khỏi hệ thống màng RO qua đường xả “drain”.

Hóa chất ngăn ngừa cáu cặn màng RO ngoài việc đáp ứng hai tiêu chí trên thì còn phải đáp ứng tiêu chí an toàn đối với nước sử dụng để cấp cho ăn uống, chế biến thực phẩm (chứng nhận NSF). Hóa chất bảo trì màng RO đã được chứng nhận NSF nhưng không có nghĩa là luôn an toàn mà cần có ngưỡng khống chế (tham khảo thông tin sản phẩm chi tiết)

Zalo Messenger Facebook Gmail Hotline