Sử dụng nước khử khoáng – Có phải sử dụng hóa chất bảo trì lò hơi

Sử dụng nước khử khoáng – Có phải sử dụng hóa chất bảo trì lò hơi

Sử dụng nước khử khoáng – Có phải sử dụng hóa chất bảo trì lò hơi

Trong lò hơi thường xảy ra vấn đề ăn mòn, cáu cặn và nhiễm bẩn hơi, trong đó cáu cặn là nguyên nhân gián tiếp gây ăn mòn thiết bị lò hơi.

 Khi lò hơi sử dụng nguồn nước cấp đã được khử khoáng và kiểm soát các tạp chất trong giới hạn cho phép thì vấn đề đóng cáu cặn trong lò hơi sẽ được hạn chế.

Tuy nhiên, lò hơi là thiết bị sinh hơi và việc khử khoáng không thể đạt tuyệt đối nên chỉ cần một lượng nhỏ các tạp chất đi vào lò cũng sẽ bị cô đặc lại. Khi các tạp chất trong nước lò vượt ngưỡng kiểm soát thì chúng sẽ phản ứng tạo hợp chất sa lắng. Nếu chế độ xả đáy không được kiểm soát kịp thời thì các chất sa lắng này sẽ lắng xuống đáy lò hơi và bám dính vào đó thành cặn.

Nước khử khoáng được xử lý tốt là nước đã loại bỏ các hoàn toàn ion trong nước, có thể chỉ còn phân tử nước tinh khiết. Tuy nhiên, hệ thống khử khoáng không thể loại bỏ khí hòa tan nhưu oxi, CO2 hòa tan trong nước. Tùy thuộc vào nhiệt độ nước cấp lò mà nhu cầu oxi hòa tan sẽ khác nhau. Chính lượng oxi hòa tan này là tác nhân chính gây ăn mòn thiết bị lò hơi. Sản vật của quá trình ăn mòn sẽ đi về đâu? Tiếp tục phản ứng để tạo cặn, sa lắng xuống đáy thiết bị…

Tùy thuộc điều kiện pH mà khí CO2 sẽ tồn tại ở dạng khí hay dạng muối cacbonat. Nếu khí CO2 tồn tại ở dạng khí thì hệ thống khử khoáng không thể xử lý được, do đó nguy cơ ăn mòn đường ống dẫn hơi vẫn diễn ra.

Như vậy, việc xử lý nước cấp lò tốt chỉ hạn chế nguy cơ đóng cáu cặn Nếu không xử lý tốt hàm lượng oxi và CO2 hòa tan trong nước cấp thì chắc chắn phải sử dụng hóa chất bảo trì để ức chế quá trình ăn mòn thiết bị lò hơi.

 

Zalo Messenger Facebook Gmail Hotline