Xu hướng tạo cáu cặn khi dư hóa chất bảo trì lò hơi

Xu hướng tạo cáu cặn khi dư hóa chất bảo trì lò hơi

Xu hướng tạo cáu cặn khi dư hóa chất bảo trì lò hơi

Lò hơi là thiết bị sinh hơi, nước đi vào từ nước cấp có chứa tạp chất bẩn sẽ bị bốc hơi nên các chất bẩn bị cô đặc lại. Khi nồng độ các chất bẩn đạt đến giá trị bảo hòa thì sẽ phản ứng với nhau vào tạo chất sa lắng.

 Các chất sa lắng này sẽ có xu hướng lắng đọng xuống đáy lò thành cặn. Các loại cặn hình thành sẽ khác nhau tùy thuộc vào chất lượng nước cấp và chương trình xử lý nước lò hơi.

Hóa chất ức chế cáu cặn lò hơi thường dùng hiện nay là gốc phôtphat

Nếu kiểm soát chỉ tiêu phôtphat, độ kiềm và pH trong giới hạn cho phép thì trong nước lò hơi sẽ xảy ra phản ứng tạo cấn canxi hydroxit Apatit:

10Ca2+ + 6PO42 + 2OH è 3Ca3(PO4)2.Ca(OH)2

Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà dư hóa chất bảo trì thì trong lò hơi cũng sẽ tạo cáu:

  1. Độ kiềm cao sẽ tạo cáu dạng hydroxít: Ca2+ + 2OHè Ca(OH)2 
     
  2. Phôtphat cao sẽ có xu hướng tạo cáu phosphat: 3Ca2+ +26PO42è Ca3(PO4)2

Trường hợp lò hơi sử dụng hóa chất ức chế ăn mòn gốc sunphít, nếu hóa chất dư thì trong nước lò có xu hướng tạo cáu sunphat: SO32- + ½ O2 è SO42- và SO42- + Ca è CaSO4

Các dạng cặn này chủ yếu là cho mẫu nước đục, có màu trắng sữa

Nếu trong lò hơi có xảy ra ăn mòn thì sản vật của quá trình ăn mòn (chủ yếu là sắt) sẽ phản ứng với hóa chất dư tạo ra muối sắt thường có màu đỏ, nâu đỏ.

Kết luận: Việc sử dụng hóa chất bảo trì là cần thiết,nhưng không phải sử dụng hóa chất bảo trì thì lò hơi sẽ không bị đóng cáu cặn. Việc sử dụng hóa chất bảo trì và kiểm soát chế độ vận hành, chất lượng nước cấp và duy trì hàm lượng hóa chất trong mức độ cho phép mới là quan trọng. Nếu không kiểm soát tốt các yếu tố góp phần làm nên cáu cặn thì việc sử dụng hóa chất bảo trì dư thừa là yếu tố làm tăng nguy cơ đóng cáu cặn.

Zalo Messenger Facebook Gmail Hotline