Tẩy lò hơi theo kinh nghiệm – Rủi ro khôn lường

Tẩy lò hơi theo kinh nghiệm – Rủi ro khôn lường

Tẩy lò hơi theo kinh nghiệm – Rủi ro khôn lường

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dịch vụ bảo trì, tẩy rửa cáu cặn lò hơi. Tuy nhiên, thông thường khách hàng chỉ đưa ra yêu cầu lò hơi sau khi tẩy phải sạch sẽ.

 Yêu cầu này đúng nhưng chưa đủ vì tẩy rửa cặn lò cũng tương tự như “giặt quần áo” nếu chỉ yêu cầu “giặt sạch” thì chỉ cần sau vài lần giặt là vứt “quần áo” đi luôn. Vì vậy cần có thêm tiêu chí lò hơi sau khi tẩy rửa ngoài yếu tố sạch cặn bẩn thì phải an toàn và không bị ăn mòn. Như vậy việc xác định lò hơi được “tẩy sạch” là sạch như thế nào? Có một điều chắc chắn rằng không thể sạch 100% như lò hơi mới bởi vì cáu cặn hình thành trong lò hơi có nhiều loại cáu (canxi, magie, silica…). Tương ứng với từng loại cáu cặn sẽ có loại hoá chất phù hợp và độ dày của cáu cặn sẽ có nồng độ hoá chất tẩy khác nhau. Các loại cáu thông thường (canxi, magie) có thể được tẩy sạch bằng loại hoá chất tẩy rửa lò hơi tổng hợp nhưng nếu cáu cặn ở dạng silica cần phải có loại hoá chất đặc biệt (HF) mới có thể tẩy ra nhưng loại hoá chất này rất nguy hiểm cho người thực hiện.

Khách hàng cần lưu ý khi lựa chọn các đơn vị làm dịch vụ tẩy rửa lò hơi cần tìm hiểu và đánh giá thật kỹ lưỡng khi chọn nhà cung cấp dịch vụ. Đa số các nhà cung cấp đều quảng cáo rằng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tẩy rửa lò hơi và chỉ cần nhìn “sơ” là có thể biết được cáu cặn là loại gì, cần thời gian tẩy bao lâu và đảm bảo lò hơi không bị ăn mòn trong quá trình tẩy rửa với quy trình đơn giản: đưa hoá chất vào lò với tỷ lệ nhất định, nâng nhiệt độ khoảng 500 – 700 C ngâm lò khoảng 12h, xả hoá chất ra, vệ sinh lại và hoàn tất.

Với quy trình tẩy rửa lò hơi, nồi hơi dựa theo kinh nghiệm như trên chứa đầy rủi ro tiềm ẩn, nếu may mắn lò hơi bị cặn thông thường và độ dày của cặn đủ để tan trong 12h thì có thể được cho là “sạch”. Nhưng nếu độ dày cáu cặn chỉ cần ngâm trong 6h là đã tan rã, thời gian 6h còn lại hoá chất vẫn được ngâm trong lò và bắt đầu tấn công gây ăn mòn thiết bị dẫn đến sự cố nguy hiểm trong tương lai. Điều đáng nói ở đây là sau khi tẩy xong khách hàng chỉ thấy lò hơi sạch mà không biết nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai. Còn nhà cung cấp dịch vụ cho rằng mình đã hoàn thành xong trách nhiệm và tiếp tục áp dụng quy trình này cho các khách hàng trong tương lại.

Một điều lưu ý nữa là sau khi “giặt quần áo” xong cần phải xả lại thật sạch xà phòng (chất tẩy) vì nếu không xả sạch, chính xà phòng còn sót lại sẽ làm mục (ăn mòn) “quần áo”, như vậy xả sạch chất tẩy như thế nào gọi là sạch và đa số chúng ta đều dựa trên kinh nghiệm xả khoảng 3 đến 4 lần thì cho là sạch và đây chính là yếu tố rủi ro dẫn đến quần áo bị mục và phai màu trong tương lai. Tương tự như việc tẩy lò hơi cần phải xác định lượng hoá chất tẩy đã hoàn toàn không còn trong lò hơi vì điều kiện trong lò hơi áp suất và nhiệt độ cao ăn mòn xảy ra mãnh liệt hơn nhiều lần so với điều kiện thông thường.

Như vậy để đánh giá nhà cung cấp dịch vụ có năng lực và kinh nghiệm khách hàng cần có các tiêu chí đánh giá sau:

  • Quy trình tẩy rửa rõ ràng.
     
  • Mỗi công đoạn trong quy trình đều có điểm kiểm soát (như thế nào là đạt hoặc không đạt)
     
  • Phương pháp xác định loại cặn và loại hoá chất phù hợp.
     
  • Phương pháp xác định nồng độ phù hợp.
     
  • Phương pháp xác định thời gian dừng tẩy lò hơi (xác định cáu cặn tan hoàn toàn)
     
  • Biện pháp ngăn ngừa ăn mòn xảy ra trong quá trình tẩy và sau khi tẩy.
     
  • Các bằng chứng chứng minh năng lực (các công trình đã thực hiện).

Tuyệt đối “KHÔNG” chọn nhà cung cấp khi phương pháp thực hiện dựa trên “KINH NGHIỆM”

 

Zalo Messenger Facebook Gmail Hotline