✨GIỌT HỒNG QUẬN 11 – NĂM 2022 ✨

✨GIỌT HỒNG QUẬN 11 – NĂM 2022 ✨

✨GIỌT HỒNG QUẬN 11 – NĂM 2022 ✨

✨GIỌT HỒNG QUẬN 11 – NĂM 2022 ✨

1. Vì sao có hệ thống làm mềm mà chất lượng nước không đạt và giải pháp khắc phục

1.1. Vì sao có hệ thống làm mềm mà chất lượng nước vẫn không đạt

Hệ thống làm mềm có công dụng để khử Ion gây độ cứng ( Ca2+, Mg2+) trong nước cấp cho lò hơi, khi hệ thống làm mềm hoạt động mà chất lượng nước sau khi qua hệ thống đó không đạt tiêu chuẩn cấp cho lò hơi thì có những nguyên nhân sau:

a) Những nguyên nhân khách quan:

  • Vật liệu lọc trong hệ thống làm mềm nước đã bị trơ ( bị đen, bị nở …) không còn khả năng trao đổi Ion.
  • Đầu điều khiển gặp sự cố như roon bị hư nên nước cứng bị lẫn vào nước mềm.
  • Lọc trên và lọc dưới sử dụng lâu ngày bị nứt, bể dẫn đến vật liệu lọc bị hút ra ngoài, khi vật liệu lọc bị hút ra ngoài thì không còn đủ vật liệu lọc để trao đổi Ion trong nước.

b) Những nguyên nhân chủ quan:

  • Lượng nước sạch không đủ để hoàn tất trong một quy trình tái sinh ( Ví dụ: thời gian hút muối rửa châm trong 1 quy trình tái sinh khoảng 50 phút nhưng đang trong giai đoạn đó hút muối rửa chậm được 20 phút thì nguồn nước cấp bị sự cố nên phải dừng lại vì thế quá trình này sẽ không thực hiện được hiệu quả nhất dẫn đến chỉ một phần vật liệu lọc trong hệ thống làm mềm được hoàn nguyên và khi đó nước qua hệ thống làm mềm sẽ không đạt là do vật liệu lọc trong hệ thống làm mềm nước không đủ để trao đổi Ion ( Ca2+, Mg2+) trong nước.)
  • Lượng muối dùng để tái sinh không đủ để hoàn nguyên lại tất cả vật liệu lọc trong hệ thống làm mềm ( Ví dụ : với 01 hệ thống làm mềm 3m3/h thì lượng muối tái sinh khoảng 20kg muối/lần tái sinh trong 01 bồn nước 120 lít).
  • Thay đổi nguồn nước cấp so với lúc ban đầu dẫn đến các chỉ tiêu trong nguồn nước mới có sự thay đổi ( Ví dụ : Độ cứng tổng của nguồn nước mới cao hơn so với nguồn nước cũ).

1.2. Giải pháp khắc phục

a) Với những nguyên nhân khách quan

  • Thay mới toàn bộ vật liệu lọc trong hệ thống làm mềm.
  • Khắc phục sự cố Roon bị lòn nước bằng cách thay roon mới.
  • Thay mới bộ lọc trong hệ thống làm mềm.

b) Với những nguyên nhân chủ quan

  • Khắc phục sự cố thiếu nước bằng cách lắp đặt 01 bồn nước để dự phòng.
  • Sử dụng đúng lượng muối với công suất hệ thống làm mềm theo tư vấn của nhà cung cấp.
  • Khi nguồn nước có sự thay đổi khách hàng nên báo cho nhà cung cấp để tìm cách giải quyết tránh trường hợp để lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho hệ thống làm mềm cũng như ảnh hưởng đến chất lượng

2. Lợi ích của việc lắp đặt sử dụng hệ thống làm mềm nước cấp cho lò hơi

  • Hệ thống làm mềm nước cấp cho hệ thống lò hơi giúp xử lý chỉ tiêu độ cứng đạt chuẩn trước khi đưa vào lò hơi.
  • Mục đích lắp dặt hệ thống làm mềm để giảm bớt các tác nhân gây cáu cặn trong hệ thống.

Mục đích của hệ thống làm mềm nước

  • Hệ thống làm mềm có công dụng chính duy nhất đó là khử Ion gây độ cứng ( Ca2+, Mg2+) trong nguồn nước trước khi sử dụng cấp cho lò hơi.
  • Đối với lò hơi, yêu cầu chỉ tiêu độ cứng ít nhất phải đạt ở mức <3mg/l. Do đó, việc thiết lập hệ thống làm mềm để xử lý độ cứng trong nước là vô cùng cần thiết.

Lợi ích của hệ thống làm mềm nước

Việc sử dụng hệ thống làm mềm nước hiệu quả sẽ đem lại các lợi ích thiết thực như sau:

  • Loại bỏ các ion gây độ cứng trong nước bao gồm Ca2+, Mg2+.
  • Giảm nguy cơ đóng cáu cặn bên trong đường ống lò và bên trong các baloong nước lò hơi.
  • Giảm các yếu tố có nguy cơ gây ăn mòn hệ thống lò hơi.
  • Giảm chi phí bảo trì, bảo dưỡng lò hơi định kỳ.
  • Duy trì tuổi thọ của đường ống và hệ thống lò hơi.
  • Duy trì hiệu quả sử dụng và sản xuất của lò hơi.

3. Tại sao nước sau làm mềm và nước mềm ở bồn chứa lại khác nhau

  • Nước cứng sau khi qua hệ thống làm mềm nước đủ điều kiện sẽ thành nước mềm, tức dạng ion Ca2+, Mg2+ sẽ được giảm tối thiểu khi cấp cho lò hơi.
  • Nước cứng sau khi qua hệ thống làm mềm đủ điều kiện sẽ thành nước mềm, tức dạng ion Ca2+, Mg2+ sẽ được giảm tối thiểu khi cấp cho lò hơi.
  • Nước sau khi qua hệ thống làm mềm thường được trữ lại tại bồn chứa trước khi cấp cho lò hơi. Việc kiểm tra chất lượng nước mềm ở vị trí ngay hệ thống làm mềm và nước tại bồn chứa thông thường sẽ giống nhau, đôi khi có sự khác nhau do 1 số nguyên nhân sau :
    • Lấy mẫu chưa đúng cách : chưa xả nước tồn trong đường ống sẵn có. Lấy mẫu ở ngay sau thời điểm hệ thống vừa tái sinh xong.
    • Solenoid không đóng ( hư, rò rỉ) trong trong quá trình tái sinh.
    • Van bypass không đóng hoặc đóng không đóng kỹ.
    • Cách kiểm tra mẫu bị lỗi ( sai hướng dẫn hoặc không có hướng dẫn kiểm tra).
    • Đường ống dẫn lẫn tạp chất (đường ống sắt).
    • Nước trong bồn chứa có lẫn tạp chất từ bên ngoài hoặc trong quá trình sử dụng.
    • Trong bồn chứa có hơi hồi về.
    • Sẽ có những khoảng thời gian nước mềm không đạt (chưa được tái sinh kịp thời) nhưng nước vẫn được dẫn vào bồn chứa làm trộn lẫn nước mềm đạt và không đạt.

Việc kiểm tra thấy chất lượng nước khác nhau, quý khách hàng đừng quá lo ngại nên kiểm tra nước trong bồn chứa có bị ảnh hưởng bởi bên ngoài hay không, nếu muốn chắc chắn nên xả bỏ nước cũ, cho cấp nước mới vào bồn. Tiếp tục theo dõi kiểm tra để biết chính xác.

4. Các phương pháp làm mềm nước cứng

Các giải pháp xử lý tổng quát

Trên thực tế, có nhiều phương pháp làm mềm nước, vì thế cần căn cứ vào mức độ làm mềm cần thiết (độ cứng cho phép còn lại của nước), chất lượng nước nguồn và các chỉ tiêu kinh tế khác để chọn ra phương pháp làm mềm phù hợp.

Để làm mềm nước, người ta sử dụng các phương pháp sau:

  • Làm mềm nước bằng hóa chất: sử dụng các loại hóa chất khác nhau được đưa vào nước để kết hợp với ion Ca2+ và Mg2+ tạo thành các dạng hợp chất không tan.
  • Phương pháp nhiệt: đun nóng hoặc chưng cất nước.
  • Phương pháp trao đổi ion: nước cứng được đưa qua lớp vật liệu lọc cationit dạng có khả năng trao đổi Na+ hoặc H+ có trong thành phần của hạt cationit với ion Ca2+ và Mg2+ hòa tan trong nước và giữ chúng lại trên bề mặt của các hạt lớp vật liệu lọc.
  • Phương pháp tổng hợp: là phương pháp phối hợp 2 trong 3 phương pháp trên.
  • Lọc qua màng bán thấm, thẩm thấu ngược (RO.

4.1. Phương pháp gia nhiệt

Cơ sở lý thuyết của phương pháp này là dùng nhiệt để bốc hơi khí cacbonic hòa tan trong nước. Trạng thái cân bằng của các hợp chất cacbonic sẽ chuyển dịch theo phương trình phản ứng sau:

2HCO3- → CO32- + H2O + CO2 Ca2+ + CO32- → CaCO3 ↓

Nên Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 + H2O

Tuy nhiên, khi đun nóng nước chỉ khử được hết khí CO2 và giảm độ cứng cacbonat của nước, còn lượng CaCO3 hòa tan vẫn còn tồn tại trong nước.

Riêng đối với Mg, quá trình khử xảy ra qua theo hai bước. Ở nhiệt độ thấp (đến 180C) ta có phản ứng:

Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2 + H2O

Khi tiếp tục tăng nhiệt độ, MgCO3 bị thủy phân theo phản ứng:

MgCO3 + H2O → Mg(OH)2 ↓ + CO2

4.2. Phương pháp sử dụng hóa chất

Phương pháp xử lý nước bằng hóa chất với mục đích kết hợp các ion Ca2+ và Mg2+ hòa tan trong nước thành các dạng hợp chất không tan dễ lắng và lọc.

Các hóa chất thường dùng để làm mềm nước là: sođa Na2CO3, Ca(OH)2 vừa đủ, xút NaOH, hyđrôxit bari Ba(OH)2, photphat natri Na3PO4.

Phương pháp làm mềm nước sử dụng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2vđ → CaCO3↓ + 2H2O

Mg(HCO3) + Ca(OH)2vđ → CaCO3↓ + MgCO3↓ + 2H2O

Chọn phương án làm mềm nước bằng hóa chất cần phải dựa vào chất lượng nước đầu nguồn và mức độ làm mềm cần thiết.

4.3. Khử độ cứng cacbonat của nước bằng vôi

Khử độ cứng cacbonat của nước bằng vôi có thể áp dụng trong trường hợp ngoài yêu cầu giảm độ cứng cần phải giảm cả độ kiềm của nước.

4.4. Làm mềm nước bằng vôi và sođa (Na2CO3)

Làm mềm nước bằng vôi và sođa là phương pháp có hiệu quả đối với thành phần ion bất kỳ của nước. Khi cho vôi vào nước khử được độ cứng canxi và magiê ở mức tương đương với hàm lượng của ion hyđrôcacbonat trong nước.

4.5. Làm mềm nước làm phốt phát và bari:

Khi làm mềm nước bằng vôi và sođa do độ cứng của nước sau khi làm mềm còn tương đối lớn, người ta bổ sung phương pháp làm mềm triệt để bằng photphat. Hóa chất thường dùng là trinatri photphat hay dinatri photphat. Khi cho các hóa chất này vào nước chúng sẽ phản ứng với ion canxi và magiê tạo ra muối photphat của canxi và magiê không tan trong nước.

Để khử độ cứng sunfat có thể dùng cacbonat bari BaCO3, hyđrôxit bari Ba(OH)2 hay aluminat bari Ba(AlO2)2.

4.6. Phương pháp trao đổi ion

Làm mềm nước bằng cationit dựa trên tính chất của một số chất không tan hoặc hầu như không tan trong nước – cationit dạng R-Na có khả năng trao đổi ion khi ngâm trong nước, các chất này hấp thụ cation của muối hòa tan lên bề mặt hạt và trả lại vào nước một số lượng tương đương cation đã được cấy lên bề mặt hạt từ trước.

Na-cationit. Ký hiệu là R-Na. R chỉ lõi không tan, quy ước gọi nó là axít 1 gốc không tan trong nước.
Nếu lọc nước qua lớp hạt Na-cationit sẽ xảy ra các phản ứng sau:

2R-Na + Ca(HCO3)2 ↔ R2-Ca + 2 NaHCO3

2R-Na + Mg(HCO3)2 ↔ R2-Mg + 2 NaHCO3

2R-Na + CaCl2 ↔ R2-Ca + 2 NaCl

2R-Na + CaSO4 ↔ R2-Ca + Na2SO4

2R-Na + MgSO4 ↔ R2-Mg + Na2SO4

Khi ngâm các hạt ionnit vào nước, các ion đã được cấy trên bề mặt sẽ tham gia vào phản ứng trao đổi với các ion của muối hòa tan trong nước. Ví dụ nếu cấy lên bề mặt hạt cation Na+ ( bằng cách ngâm các hạt nhựa ionnit vào dung dịch muối NaCl), hạt ionnit sẽ biến thành dạng Na-cationit.

Quá trình làm mềm nước bằng Na-cationit có thể giảm được hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong nước đến trị số rất bé, pH và độ kiềm tổng của nước không thay đổi.

Chọn phương pháp làm mềm nước phải dựa vào chất lượng nước yêu cầu sau xử lý, thành phần muối hòa tan trong nước nguồn. Trong tất cả các trường hợp khi chỉ cần duy nhất là giảm độ cứng thì phương pháp làm mềm bằng Na-cationit là rẻ nhất để xử lý độ cứng chất lượng nước nguồn cấp cho lò hơi.

5. Thiết bị kiểm soát độ cứng online - kiểm soát bằng app trên điện thoại

- Cùng với sự phát triển của công nghệ, Smartphone ngày càng phổ biến và hỗ trợ cho con người hàng loạt khả năng và tiện ích trên mọi lĩnh vực.

- Biết cách ứng dụng công nghệ vào công việc sẽ mang lại hiệu cao: mang lại thông tin chính xác, tiết kiệm nhân lực, thời gian…

Công ty TNHH Kỹ Thuật CNMT Long Trường Vũ là một trong những công ty tiên phong ứng dụng công nghệ kiểm soát online liên tục chỉ số độ cứng để kích hoạt hệ thống tái sinh khi không đạt độ cứng.

Dùng bộ kiểm soát online, khi độ cứng không đạt sẽ báo ngay tức thì cho người vận hành để tiến hành tái sinh hoặc kích hoạt chế độ tái sinh thông qua thiết bị trung gian.

Softener với nhiệm vụ làm mềm nước cấp cho lò hơi tuy nhiên sau thời gian hoạt động hạt nhựa sẽ “ngậm” đầy các ion gây độ cứng và không còn khả năng trao đổi ion, làm nước mềm không đạt yêu cầu cấp cho lò hơi.

Tái sinh hệ thống làm mềm giúp hạn chế được độ cứng đi vào lò hơi gây nên cáu cặn cho lò hơi. Việc xác định thời gian bao lâu tái sinh 1 lần đòi hỏi người vận hành hay nhà cung cấp thiết bị phải hiểu rõ hệ thống và có thời gian theo dõi hệ thống liên tục.

6. Sử dụng hệ thống làm mềm như thế nào để hiệu quả

Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống làm mềm có công dụng khử Ion gây độ cứng (Ca2+, Mg2+) trong nguồn nước. Khi sử dụng nước mềm cấp lò hơi, yêu cầu chỉ tiêu độ cứng nên đạt ở mức < 3mg/l, khi đó các dạng cặn Ca2+, Mg2+ sẽ được giảm tối thiểu khi cấp cho lò hơi.

Vì vậy khi sử dụng hệ thống làm mềm cần thiết kế phù hợp, theo dõi, kiểm soát, xử lý kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng nước mềm đạt tiêu chuẩn cấp cho lò hơi.

Yêu cầu thiết kế

Nên thiết kế hệ thống làm mềm đủ công suất : 1 hoạt động,1 dự phòng, có van lấy mẫu nước sau làm mềm để kiểm tra nước mềm.

Vì trong quá trình vận hành 1 hệ thống làm mềm sẽ tái sinh (hoàn nguyên hạt nhựa theo chu kỳ) khi đó sẽ không đủ nước cấp cho lò hơi hoặc khi 1 hệ thống bị sự cố sẽ chạy hệ thống dự phòng.

Yêu cầu vận hành

- Kiểm tra chất lượng nước hàng ngày : kiểm tra độ cứng, kiểm tra sau khi tái sinh xong 15 phút.

- Tái sinh định kỳ : tùy vào chất lượng nước để cài đặt thời gian tái sinh phù hợp.

- Bổ sung muối đầy đủ và phù hợp.

- Vệ sinh buồn muối định kỳ khoảng 1 tháng 1 lần nhằm hạn chế chất bẩn trong muối vào hệ thống làm mềm.

- Tăng thời gian rửa nhanh 10% so với mặc định để loại bỏ muối còn sót sau khi hút muối tái sinh.

- Việc thực hiện các phương pháp phù hợp sẽ đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả.

7. Giải pháp kiểm soát hàm lượng muối dư sau khi qua hệ thống làm mềm

- Muối là 1 tác nhân gây ăn mòn rất mạnh đối với các vật liệu bằng kim loại. Đối với hệ thống lò hơi, nguy cơ ăn mòn bởi hàm lượng muối dư rất cao bởi lẽ hệ thống làm mềm cấp nước sử dụng muối để tái sinh.

- Việc kiểm soát hàm lượng muối sau khi qua hệ thống làm mềm là 1 điều quan trọng tất yếu.

Phương pháp kiểm soát như sau:

Sau khi tái sinh hệ thống làm mềm, sử dụng bút đo TDS để kiểm tra nước trước và sau khi qua hệ thống làm mềm.

Trường hợp 1: TDS gần tương đương nhau có nghĩa nước đã được loại sạch muối.

Trường hợp 2: TDS sau khi qua hệ thống làm mềm chênh lệch quá cao (>50ppm) so với nước cấp cho hệ thống làm mềm chứng tỏ muối chưa được loại sạch. Khi đó cần thực hiện như sau:

1. Kiểm tra áp lực rửa hệ thống xem có đủ để loại sạch muối hay không (Áp suất rửa tương đương áp suất lọc).

2. Đối với hệ thống làm mềm vận hành bằng tay cần tăng thời gian rửa nhanh và rửa ngược để loại sạch muối.

3. Đối với hệ thống làm mềm có đầu điều khiển tự động cần tăng thời gian xả nước trên đầu điều khiển.

4. Đối với các hệ thống không thể điều chỉnh thời gian rửa ngược, cần gắn thêm 01 timer thời gian để xả nước trước khi cấp cho lò hơi.

8. Yêu cầu chất lượng nước cấp vào hệ thống làm mềm

Hệ thống làm mềm sử dụng các hạt nhựa Anion và Cation có công dụng để khử Ion gây độ cứng ( Ca2+, Mg2+) trong nước cấp cho lò hơi.

Nguồn nước sử dụng cho hệ thống làm mềm cũng là 1 yếu tố rất quan trọng để đánh giá được hiệu quả của hệ thống làm mềm. Theo đó để thiết kế được hệ thống làm mềm xử lý đạt chỉ tiêu độ cứng <3mg/l trước khi cấp cho lò hơi chúng ta cần phải kiểm soát chất lượng nước đầu vào.

Yêu cầu chất lượng nước cấp cho hệ thống làm mềm

Vì: nước cấp cho hệ thống làm mềm có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau: Nước sông suối, ao hồ, nước giếng, nước thủy cục . . .

-> Để đảm bảo hệ thống làm mềm hoạt động hiệu quả thì chất lượng nước cấp phải đạt các yếu tố sau:


Bảng kiểm soát chỉ tiêu nước cấp cho hệ thống làm mềm

Khi quý khách hàng có nhu cầu sử dụng hệ thống làm mềm thì cần phải lấy mẫu nước, dựa trên kết quả phân tích mẫu nước chúng tôi sẽ thiết kế các hệ thống tiền xử lý để đảm bảo nguồn nước đạt tiêu chuẩn khi cấp cho hệ thống làm mềm và mục đích đạt được hiệu quả khi lắp đặt hệ thống làm mềm.


Hệ thống làm mềm

9. Tại sao nước tự nhiên thì hệ thống làm mềm mau xuống cấp

Nước giếng là nguồn nước ngầm sâu bên trong lòng đất, Nguồn nước ngầm này có được là do nước từ mặt đất thẩm thấu xuống lòng đất qua các lớp trầm tích và tạo lại thành nguồn nước ngầm. Trong nước giếng thường chứa các loại hợp chất sau đây:

  • Ô nhiễm kim loại nặng: Khu vực có các quặng kim loại hoặc các khu vực có các nhà máy khai thác và sản xuất kim loại.
  • Ô nhiễm nitrit, amoni: Khu vực chăn nuôi chuồng trại gia súc có phát sinh nước thải. Khu vực đất nông nghiệp có dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Nhiễm mặn, nhiễm phèn: Những nơi khu vực gần biền, cửa sông, khu vực có các quặng sắt.
  • Nước nhiễm đá vôi: Những nguồn nước ở vùng núi đá vôi.
  • Nước sông là nguồn nước có sự thay đổi thường xuyên do nguồn nước có dòng chảy liên tục và chảy qua nhiều địa hình khác nhau,
  • Nước sông mang trong mình nhiều lượng tạp chất, bùn đất, chất lơ lửng, các tạp chất ở các vùng địa hình và môi trường khác nhau cũng hòa theo trong nước.
  • Nước sông còn có sự thay đổi theo mùa và theo từng vị trí địa lý.

Chúng ta đã thấy được rất nhiều thành phần, tạp chất có trong nguồn nước giếng và nước ngầm, khi sử dụng trực tiếp 2 nguồn nước này qua hệ thống làm mềm thì các thành phần này (tạp chất lơ lửng, sắt tổng, ...) khi qua lớp vật liệu lọc trong hệ thống làm mềm sẽ bám rất chặt trên bề mặt hạt nhựa và khi bám dính nhiều thì sẽ làm giảm khả năng trao đổi ion và giảm luôn khả năng hoàn nguyên của vật liệu lọc. Trường hợp lớn hơn, các tạp chất này cũng sẽ làm biến đổi chất lượng của vật liệu lọc và làm cho chúng mất hoàn toàn khả năng trao đổi ion và làm cho hệ thống làm mềm mất khả năng xử lý độ cứng cần có trong 1 thời gian rất ngắn.

Qua phần này, các bạn hiểu rõ tại sao 2 nguồn nước giếng và nước sông lại làm giảm hiệu quả của hệ thống làm mềm. Hệ thống làm mềm chức năng chính là xử lý độ cứng trong nước, nguồn nước cấp cho hệ thống phải đảm bảo được điều kiện đầu vào, 1 số chỉ tiêu phải tuân thủ theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt.

10. Các bước kiểm tra nước sau khi qua hệ thống làm mềm nước

Lò hơi là một thiết bị lấy hơi liên tục vì vậy kiểm soát vấn đề cáu cặn và ăn mòn là yếu tố rất quan trọng trong đó xử lý độ cứng cho nguồn nước cấp là vấn đề đặt lên hàng đầu, vậy kiểm soát như thế nào để đánh giá được hệ thống làm mềm đó làm việc hiệu quả
Sau đây là các bước kiểm tra nước sau khi qua hệ thống làm mềm bằng thuốc thử của Công ty Long Trường Vũ.

Bước 1: Lấy 10 ml mẫu nước mềm ( nước sau soft)

Bước 2: Cho 01 giọt thuốc thử độ cứng của Long Trường Vũ vào mẫu nước mềm

Bước 3: Lắc nhẹ cho thuốc thử tan trong nước

Bước 4: Xem màu: Nếu nước màu đỏ là độ cứng không đạt, nước màu xanh là độ cứng đạt.

11. Những lưu ý khi tái sinh cho hệ thống làm mềm

Hệ thống làm mềm nước theo công nghệ của công ty Long Trường Vũ có vai trò chính là xử lý nước có độ cứng cao, đảm bảo chỉ tiêu độ cứng nằm trong giới hạn kiểm soát nước lò hơi.

Tại hệ thống này, nuớc được đưa vào bên trong bồn lọc Composite, theo đó, nuớc đầu vào sẽ đi qua lớp vật liệu lọc. Vật liệu lọc là hạt nhựa đã đuợc tráng lớp ion Na+. Tại đây, xảy ra quá trình trao đổi ion giữa Na+ và Ca+, Mg+. Cơ chế xảy ra theo phản ứng sau:

R - Na + Ca2+ /Mg2+→ Na+ + R2Ca /Mg

Nguyên lý của phương pháp này là thực hiện quá trình trao đổi ion, hạt nhựa sẽ giữ lại các ion gây độ cứng. Nuớc đầu ra hệ thống làm mềm sẽ đạt về chỉ tiêu độ cứng, đảm bảo nồng độ đạt giới hạn kiểm soát nuớc cấp lò hơi.

Sau một thời gian hoạt động cần phải tái sinh bằng dung dịch NaCl để hoàn nguyên lại khả năng xử lý của hạt nhựa, với cơ chế như sau

NaCl + R2Ca/Mg → R – Na + (Ca/Mg)2Cl2

Vì vậy để quá trình hoàn nguyên được đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta cần lưu ý các điểm sau để tránh tình trạng tái sinh nhiều lần mà nước vẫn không đạt chỉ tiêu độ cứng.

 

- Kiểm tra đầu điều khiển có hoạt động bình thường, có rò rỉ gì hay không ?

- Bồn composite có bị rò rỉ nước hay hạt nhựa không ?

- Đường cấp nước cho hệ thống làm mềm có bị rò rỉ hay nứt bể ?

- Nước cấp cho quá trình tái sinh có đủ tái sinh không ?

- Kiểm tra kỹ các van tay có nằm đúng vị trí hay không, van bybass phải đóng ?

- Bồn muối có nhiều tạp chất bẩn, nếu nhiều cần phải tiến hành vệ sinh bồn muối rồi tiến hành cho muối mới vào.

- Áp tái sinh có đạt yêu cầu (2 – 3kg/cm2) hay không ?

- Bơm cấp nước cho hệ thống có hoạt động hay rò rỉ nước hay không ?

- Muối lẫn chất bẩn và lượng muối tái sinh có đủ và đạt yêu cầu hay không ?

- Đường hút muối có bị nghẹt hay không ?

- Nhân viên có biết tiến hành tái sinh hệ thống làm mềm khẩn cấp hay không ?

-Trong quá trình tái sinh nhân viên vận hành có kiểm soát tổng thời gian của quá trình tái sinh có đạt yêu cầu như hướng dẫn của long trường vũ hay không ?

Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về việc kiểm soát chất lượng nước cho các thiết bị lò hơi, lắp đặt hệ thống làm mềm nước vui lòng liên hệ chúng tôi.

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG LONG TRƯỜNG VŨ
Điện thoại: 0286.6864.325
Email: info@longtruongvu.vn
Website: longtruongvu.vn
 

Zalo Messenger Facebook Gmail Hotline