1. Hệ thống lò hơi là gì
Lò hơi (boiler) được xem như một thiết bị công nghiệp dùng để đốt nhiên liệu (nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu hữu cơ, điện) để gia nhiệt và đun sôi nước tạo thành hơi nước nóng. Hơi nước này được dẫn đi bằng các đường ống bảo ổn nhằm phục vụ cho các yêu cầu về nhiệt trong các ngành công nghiệp, chế biến, xử lý như: sấy nhuộm, giặt ủi, khử trùng, gia nhiệt… Đối với mục đích sử dụng khác nhau người ta tạo ra áp suất và nhiệt độ khác nhau.
Trong các loại lò hơi công nghiệp thì 2 bộ phận quan trọng nhất là bộ phận gia nhiệt và bộ phận sinh hơi áp suất. 2 bộ phận này cũng đòi hỏi những điều kiện an toàn cao hơn khi vận hành. Do đó hầu như trong các lò hơi công nghiệp thì vấn đề an toàn luôn luôn phải có.
- Nếu quan sát bên ngoài thì nồi hơi công nghiệp giống như một cỗ máy khá cồng kềnh và phức tạp. Tuy nhiên về nguyên lý hoạt động của nó lại đơn giản và trái ngược với sự cồng kềnh đấy. Thực chất nồi hơi cũng giống như cái nồi áp suất được sử dụng trong gia đình. Nhiệm vụ của nó là gia nhiệt nước sôi ở điều kiện áp suất cao sau đó thu hơi nước nóng này để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau.
- Cách làm việc của lò hơi là khi nước cấp được bơm hút tuần hoàn vào bể chứa và lò hơi. Bộ phận cấp nhiệt sẽ đốt nhiên liệu để phát nhiệt sau đó nhiệt sẽ được hấp thu và gia nhiệt cho nước qua các bộ phận chung gian. Khi nước sôi, nước bốc hơi tạo thành hơi nóng và được dẫn bằng các đường ống để cung cấp nhiệt cho các thiết bị. Hơi nước này có thể dùng trực tiếp hoặc đi qua các hiết bị trao đổi nhiệt sau đó ngưng tụ và được đưa quay trở lại bể chứa của lò hơi.
- Những ứng dụng thường thấy của lò hơi công nghiệp
- Lò hơi công nghiệp không thể thiếu trong các công ty dệt may. Nó được dùng để nhuộm vải, ủi quần áo.
- Nồi hơi công nghiệp được dùng trong các xưởng chế biến gỗ: Nó được dùng để sấy gỗ, uốn ván
- Lò hơi công nghiệp được dùng trong các công ty chế biến nông hải sản như: sấy trái cây, rau củ, quả, xử lý tiệt trùng trong chế biến hải sản.
- Nồi hơi công nghiệp được dùng để đun nấu và thanh trùng trong các nhà máy xí nghiệp sản xuất nước mắm, nước tương, nhà máy sản xuất dầu ăn; nhà máy chế biến sữa, nước giải khát.
- Lò hơi công nghiệp được sử dụng trong một số ngành như y tế, xử lý chất thải, khử trùng trang thiết bị y tế.
- Nồi hơi công nghiệp dùng trong các khách sạn để giặt ủi, xông hơi, khử trùng.
- Và còn rất nhiều ứng dụng nữa.
4. Quy định về an toàn vận hành lò hơi mới
4.1. Chế độ đốt lò
Trong quá trình cấp hơi, lò phải giữa đúng chế độ đốt tức là phải đảm bảo nhiên liệu cháy hoàn toàn, nếu có nhiều khói đen thì phải cấp thêm gió, tăng sức hút ; nếu không nhìn rõ khói thì phải hạn chế viêc cấp gió, giảm sức hút. Nếu khói ra có mầu xám là chế độ đốt tốt.Than cho vào lò phải rải đều trên mặt ghi và cho vàp từng lượng nhỏ để duy trì việc cháy đếu trên mặt ghi. Thao tác cấp than, cào xỉ phải nhanh chóng và sau đó đóng ngay cửa cho than lại.
Chiều dầy lớp than, củi trên mặt ghi dao động khoảng 300mm. Xỉ được cào ra bằng cửa tro, cửa bụi. Việc cào xỉ, bụi được thực hiện theo chu kỳ và thao tác cần tăng sức hút của lò bằng cách mở to lá chắn khói.
Cần thường xuyên theo dõi chế độ cháy của lò hơi qua tấm phản chiếu trên đỉnh vòi dầu.
4.2. Cấp hơi
Khi áp suất trong lò gần tương đương áp suất làm việc tối đa thì chuẩn bị cấp hơi. Trước khi cấp hơi mực nước trong không nên để cao mức bình thường. Khi cấp hơi chế độ cháy phải ổn định.
Khi cấp hơi mở từ từ van hơi chính để một lượng hơi nhỏ làm nóng đường ống dẫn hơi và xả hết nước đọng trên đường ống dẫn hơi khoảng 10 ÷ 15 phút, trong thời gian quan sát hiện tượng dãn nở ống và giá đỡ ống, nếu thấy bình thường thì mở hết cỡ van hơi chính để cấp hơi đi. Việc mở van hơi phải từ từ, khi mở hết cỡ thì xoay ngược lại nửa vòng vô lăng van hơi lại.
Để tránh hiện tượng hơi có lẫn nước, nước được cấp vào lò phải từ từ, không nên cho mức nước trong lò cao quá mức bình thường theo ống thuỷ.
Chú ý :
Mở nhẹ van hơi chính từ từ để ống dãn nở nhiệt đều và đuổi nước ngưng trong đường ống tránh hiện tượng va đập thủy lực ( và dãn nở kim loại ống dẫn đột ngột ).
Kiểm tra mức nước tại ống thủy đảm bảo luôn ở mực nước trung bình trong quá trình mở van cấp hơi cho các nơi tiêu thụ .
4.3. Cấp nước
Trong thời gian vận hành lò phải giữ vững mực nước trong nồi hơi, không nên cho lò vận hành lâu ở mức thấp nhất và mức cao nhất giới hạn. Lò hơi được cấp nước định kỳ do bình cấp nước trung gian hoặc bơm tay (bơm điện) đảm đương qua cụm van một chiều và van tay. Lò hơi nên trang bị thêm một bơm tay hay bơm điện có lưu lượng không nhỏ hơn 0,3m3/h và áp lực không nhỏ hơn áp lực làm việc + 1kg/cm2.
Chú ý :
Nước cấp có độ cứng toàn phần không vượt quá 0,5mgđl/lít: PH = 7÷10
4.4. Chế độ xả bẩn
Xả bẩn bao gồm xả bẩn đường hơi và xả bẩn cặn lò hơi. Việc xả bẩn đường hơi được xả định kỳ qua cụm van xả cốc ngưng, ngoài ra ta có thể xả bẩn bằng van tay trực tiếp.
Xả bẩn cận lò thì tuỳ theo chế độ nước cấp ở từng đơn vị sử dụng lò mà xác định số lần xả bẩn trong một ca. Nước cấp càng cứng, độ kiềm càng cao thì số lần xả càng nhiều. Ít nhất trong một ca phải xả bẩn 2 lần, mỗi lần từ 2 ÷3 hồi, mỗi hồi từ 10 ÷15 giây. Trước khi xả nên nâng cao mức nước trong nồi lên mức nước trung bình khoảng 25 ÷50mm theo ống thuỷ là vừa.
Ống thuỷ phải được thông rửa ít nhất 2 lần trong một ca. Van an toàn cũng phải được kiểm tra 1 lần trong 1 ca( bằng cách kéo chốt trên thân van)
Trong lò hơi mới còn chứa nhiều các gỉ kim loại (Fe2O3, FeO, Al2O3, CuO…) được hình thành từ việc Oxi hóa của Oxi trong môi trường không khí tác động lên bề mặt kim loại trong suốt thời gian lắp đặt lò.
Trong lò hơi mới chứa nhiều thành phần: dầu mỡ tích tụ từ quá trình bôi trơn ở các mối nối, thực hiện lắp ghép các bộ phận thiết bị của lò hơi.
Nếu các thành phần dầu mỡ và và gỉ kim loại này không được tẩy rửa trước khi lò hơi đi vào hoạt động thì sẽ gây ra các ảnh hưởng không tốt đến lò hơi và chất lượng hơi trong điều kiện làm việc với áp suất và nhiệt độ cao.
Các gỉ kim loại có thể là các điểm diễn ra quá trình ăn mòn trong lò hơi.
Các gỉ kim loại đóng bám trên bề mặt truyền nhiệt của lò hơi cũng làm giảm hiệu quả truyền nhiệt của thiết bị, gây tiêu tốn nhiên liệu.
Các thành phần dầu mỡ nhẹ nổi lên trên mặt nước có thể bị cuốn theo hơi gây ra tình trạng nhiễm bẩn hơi, ảnh hưởng đến thiết bị và chất lượng của sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với hơi nước.
>>> XEM THÊM: LÒ HƠI SAU KHI ĐƯỢC TẨY RỬA - BAO LÂU SẼ BỊ CẶN TRỞ LẠI
6. Tại sao phải khảo sát hệ thống lò hơi mới trước khi tẩy rửa
Lò hơi khi hoạt động một thời gian nếu như dùng nguồn nước cấp không đúng tiêu chuẩn nước cấp lò, không có sử dụng hóa chất bảo trì và không kiểm soát lò hơi một cách khoa học thì sẽ dẫn đến tình trạng cáu cặn và ăn mòn.
Khi lò hơi xảy ra tình trạng cáu cặn sẽ là nguyên nhân chính gây nên giảm hiệu suất hoạt động của lò, tiêu tốn nhiên liệu và nặng hơn có thể gây nên nổ lò ảnh hưởng đến sản xuất và nhân viên vận hành.
Đối với lò hơi đã xảy ra trường hợp cáu cặn thì phương pháp hữu hiệu nhất chính là tẩy rửa và trong quá trình tẩy rửa lò hơi thì vấn đề khảo sát hiện trạng lò hơi là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo trong quá trình tẩy rửa lò hơi đạt hiệu quả nhất và để thực hiện tốt các vấn đề trên thì chúng ta cần có quy trình thực hiện các công viêc như sau:
- Vị trí nào để đặt bồn tuần hoàn và châm hóa chất thuận lợi cho quá trình tẩy rửa.
- Lấy mẫu phân tích loại cáu và đưa ra hóa chất với nồng độ thích hợp cho loại cáu đó .
- Vị trí xả bỏ hóa chất sau khi tẩy rửa đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường và con người xung quanh.
7. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng hệ thống lò hơi mới
Tẩy lò hơi cũ: Mục đích loại bỏ cáu cặn bám bên trong lò hơi. Tẩy lò hơi mới: Mục đích loại bỏ các tạp chất bẩn, xỉ hàn, dầu mỡ trong quá trình sản xuất, chế tạo.
Vậy, khi tẩy rửa lò hơi cũ và mới cần phải lưu ý những điểm nào?
- Quy trình tẩy rửa được xây dựng dựa trên cơ sở nào.
- Cặn bẩn trong lò hơi có được tẩy sạch ra sao.
- Hóa chất tẩy có gây ăn mòn, hư hỏng đến thiết bị hay làm giảm tuổi thọ của lò hơi hay không.
- Hóa chất tẩy có được vệ sinh sạch sau khi thực hiện tẩy hay không.
- Hóa chất có ảnh hưởng tới môi trường hay không.
- Thời gian tẩy lò hơi mất bao lâu.
- Đánh giá hiệu quả tẩy rửa dựa trên cơ sở nào.
- Chi phí tẩy lò là bao nhiêu.
Rất nhiều vấn đề được đề cập khi tiến hành tẩy rửa lò hơi, nếu Quý Công ty cần thêm bất kỳ tư vấn nào về việc tẩy rửa lò hơi, hãy vui lòng liên hệ với Chúng tôi.
8. Quy trình tẩy rửa hệ thống lò hơi mới
Quý khách xem chi tiết quy trình tẩy rửa lò hơi mới: Tại Đây
Việc tẩy rửa lò hơi mới rất quan trọng, tẩy rửa lò mới nhằm loại bỏ các tạp chất bẩn, rỉ sét, dầu mỡ bám lên thành thiết bị trong quá trình chế tạo.
Vì vậy, cần thiết phải tiến hành tẩy rửa lò hơi mới để khi đưa vào hoạt động lò hơi được đảm bảo tốt nhất. Với lợi ích như trên Công ty Long Trường Vũ khuyến cáo quý khách hàng nên tẩy rửa lò hơi mới nhằm loại các tạp chất, rỉ sét và dầu mỡ có trong lò và đảm bảo cho lò hơi hoạt động tốt nhất.
Công ty Long Trường Vũ khi tẩy rửa sử dụng loại hóa chất như sau:
Hóa chất tẩy lò hơi mới: LTV BC
LTV-BC dùng để loại bỏ dầu mỡ, các rỉ sét và tạo lớp màng bảo vệ trong hệ thống lò hơi mới trước khi đưa vào hoạt động.
LTV-BC được bơm vào lò hơi bằng cách châm hoá chất LTV – BC vào bồn chứa nước cấp lò. Sau đó bơm nước có chứa hoá chất vào lò rồi tiến hành đốt lò đến ½ áp suất thiết kế của lò, đốt lò và tăng giảm áp suất liên tục trong vòng 24h nhằm đảm bảo cho hoá chất được phân tán đều trong hệ thống mới nhằm giúp cho hoá chất tẩy phản ứng với các tạp chất bẩn, rỉ sét và dầu mỡ có trong thiết bị.
Trong quá trình tẩy, định kỳ 1 – 2 tiếng xả đáy 01 lần và 01 lần từ 2 – 5 giây để loại bỏ các tạp chất ra ngoài. Ngoài ra, cần tiến hành kiểm soát các chỉ tiêu như: pH, TDS … nằm trong giới hạn kiểm soát từ 10.5 – 12 đối với pH để kiểm tra lượng cặn đã phản ứng và làm giảm pH, nếu pH giảm hơn mức tối thiểu thì cần thiết phải bổ sung thêm hóa chất tẩy và < 3500 mg/l đối với TDS. Sau đó, vệ sinh kỹ lại hệ thống bằng nước sạch.
Trong quá trình vệ sinh cần đo pH nước cấp vào và pH nước ra khỏi hệ thống, nếu pH nước cấp tương đương pH nước ra khỏi hệ thống thì có thể kết thúc quá trình vệ sinh và quá trình tẩy lò.
10. Lý do vì sao chọn hóa chất tẩy rửa hệ thống lò hơi mới tại Long Trường Vũ
Long trường Vũ với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp hóa chất tẩy rửa hệ thống lò hơi mới và cung cấp giải pháp xử lý nước cho lò hơi và hệ thống giải nhiệt với sự tin tưởng của hơn 500 khách hàng là các tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết, những sản phẩm do Long Trường Vũ cung cấp không chỉ xử lý được vấn đề của bạn đang gặp phải mà còn vô cùng thân thiện với môi trường……..
Chúng tôi không chỉ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật xử lý tẩy rửa và vệ sinh lò hơi cho khách hàng do chính đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi thực hiện mà mục tiêu cao hơn nữa mà chúng tôi mong muốn mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp qua các hoạt động tổ chức các khóa huấn luyện và đào tạo cho chính đội ngũ nhân sự của khách hàng. Các khóa huấn luyện được thiết kế để chính đội ngũ nhân sự của khách hàng có được các kỹ năng xử lý sự cố kịp thời và đặc biệt là có khả năng xây dựng kế hoạch và phương án phòng ngừa các sự cố có thể xẩy ra trong tương lai.
Điểm khách biệt của chúng tôi ở đây chính là sự nhấn mạnh đến vai trò của công tác huấn luyện và đào tạo. Bởi vì chúng tôi quan niệm rằng con người được đào tạo đúng sẽ hành động đúng cho ra kết quả đúng và hiệu quả cao trong tất cả hoạt động của mỗi doanh nghiệp qua đó sẽ góp phần rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp.
Chúng tôi tin rằng với kinh nghiệm và phong cách làm việc chuyên nghiệp, dịch vụ hoàn hảo chúng tôi sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng. Nếu quý công ty có nhu cầu tư vấn về tẩy rửa, vệ sinh dàn ngưng vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Ngoài ra, Long Trường Vũ còn cung cấp dịch vụ chính xử lý nước hệ thống lạnh và Hệ Thống Lò Hơi Cũ, Hệ Thống Lò Hơi Mới, Hệ Thống Điều Khiển Lò Hơi, giám sát chất lượng nước cho hệ thống giải nhiệt, lò hơi.
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Môi Trường Long Trường Vũ
Hotline: 0286 6864 325
Trụ sở: 72 Phú Thọ, Phường 2, Quận 11, Tp.HCM
21-23 Nguyễn Biểu, Phường 1, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh - Văn phòng: Hà Nội, Quảng Ngãi, Đà Nẵng
Website: https://longtruongvu.vn/