Hệ thống điều hòa trung tâm Chiller là hệ thống điều hòa gồm là loại máy phát sinh ra nguồn lạnh để làm lạnh các đồ vật, thực phẩm, là máy sản xuất nước lạnh dùng trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm, sử dụng nước là chất tải lạnh. Nước sẽ được làm lạnh qua bình bốc hơi (thường vào 12oC và ra 7oC).
Nguyên nhân sinh ra cáu cặn Chiller?
Chiller là một thiết bị chuyên dụng để làm lạnh nước. Nước được dùng làm chất tải lạnh là môi trường trung gian để truyền nhiệt lạnh đến nơi cần làm mát Việc sử dụng nước tuần hoàn trong hệ thống rất rễ gây ra hiện tượng cáu cặn đường ống. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu xuất làm việc và độ bền của máy.
Nguồn nước đưa vào hệ thống dù đã hoặc chưa xử lý, đều mang theo một dư lượng tạp chất hoặc chưa loại bỏ hoàn toàn trong quá trình xử lý sơ bộ. Đồng thời do phần lớn quá trình tích tụ lâu dài dưới nhiệt độ, áp suất cao và hệ thống không được bảo trì tẩy rửa đúng kỳ hạn.
Sự tích tụ cáu cặn trong hệ thống sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất làm việc của hệ thống.
Như chúng ta đã biết, trong nước luôn chứa các ion Ca2+, Mg2+, CO32-, HCO3- … các ion Ca2+,Mg2+ quyết định độ cứng của nước và có đặt tính là độ tan giảm khi nhiệt độ tang. Trong quá trình làm việc với nước cáu cặn sinh ra và bám trên bề mặt thiết bị như:
– CaCO3 không tan
– MgCO3 không tan
– CaCO3 không tan + CO2 + H2O
– MgCO3 không tan + CO2 + H2O….
Trong quá trình làm việc với nước, cáu cặn sinh ra và bám trên bề mặt thiết bị bao gồm: cáu cặn cacbonat, vôi, bùn, gỉ sét, silica, các chất kết tủa không tan khác,rác,…
Cáu cặn cacbonat (cáu cặn) hình thành và kết tủa bao phủ trên bề mặt làm việc, nhất là trong môi trường nước cứng. Trong nước có muối cacbonat hoặc bicacbonat của cation Canxi (Ca2+), hoặc cation Magiê (Mg2+) là nguyên nhân chính sinh ra loại cáu cặn này.
Cáu cặn sinh ra phổ biến nhất là CaCO3. Trong nước ion Canxi (Ca2+) kết hợp với ion bicacbonat (HCO3–) tạo thành Canxi bicacbonat (Ca(HCO3) 2) :
Ca2+ + 2HCO3– → Ca(HCO3)¬2
Khi nước được gia nhiệt và bốc hơi, cáu cặn kết tủa thành lớp trên bề mặt làm việc của hệ thống thiết bị, đường ống,…
Ca(HCO3)¬2 → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
Ngoài ra, cáu cặn sinh ra còn do nước cứng và chỉ số TDS có trong nước. Khi nước được đun sôi, ion Ca2+ và Mg 2+ sẽ thành cáu cặn và bám vào thành của các hệ thống ống nước, hệ thống chiller, Chiller
Với những nguyên nhân trên ta thấy việc tảy cáu cặn chiller là hết sức cần thiết
Giải pháp xử lý vệ sinh cáu cặn chiller
Việc kiểm soát đóng cáu cặn trong hệ thống giải nhiệt nhằm:
Kiểm soát chu kỳ vận hành hệ thống
- Tiền xử lý nước.
- Lắp đặt hệ thống xả đáy tự động hoặc bằng tay.
Sử dụng hóa chất nhằm
- Chống kết tủa: Trì hoãn sự hình thành các hạt sa lắng.
- Bẻ gãy cấu trúc tinh thể: hạn chế sự hình thành tinh thể lớn hơn.
- Phân tán: phân tán các hạt nhỏ không cho chúng kết hợp với nhau.
Long Trường Vũ với đội ngũ nhân viên,kỹ thuật giàu kinh nghiệm chúng tôi không chỉ làm rất tốt công việc tẩy rửa, vệ sinh hệ thống giải nhiệt, trao đổi nhiệt mà còn chuyên cung cấp giải pháp để chống cáu cặn cho hệ thống giải nhiệt.
Việc tẩy rửa sẽ Loại bỏ các rỉ sét, cáu cặn, các chất ăn mòn, các chất bảo vệ kim loại tạm thời, các chất dầu ăn mòn, dầu mỡ, bụi bẩn, các chất bẩn bám khác còn sót lại trong đường ống của các hệ thống giải nhiệt, trao đổi nhiệt, ống nước, nồi hơi, ống cấp nước ….
Vệ sinh hệ thống giải nhiệt là rất cần thiết vì hiệu suất hệ thống giải nhiệt, trao đổi nhiệt ảnh hưởng trực tiếp đến máy móc sản xuất. Hệ thống giải nhiệt, trao đổi nhiệt làm việc tốt thì máy móc sản xuất có thể làm việc liên tục, đảm bảo tiến độ sản xuất. Sau khi làm việc một thời gian thì yêu cầu phải vệ sinh hệ thống giải nhiệt để đảm bảo hiệu suất làm việc tốt nhất.
Quý khách có thể xem chi tiết quy trình dịch vụ vệ sinh cáu cặn chiller tại đây
Dịch vụ vệ sinh tẩy rửa cáu cặn chiller bằng hóa chất
Long Trường Vũ cung cấp dịch vụ vệ sinh rẩy rửa cáu cặn hệ thống chiller bằng phương pháp sử dụng hóa chất chiller an toàn và hiệu quả
Hóa chất bảo trì chiller, ức chế ăn mòn, cáu cặn chiller
Hóa chất bảo trì chiller gồm có hai loại LTV C615 và LTV C2200
– LTV C615: Hoá chất ức chế ăn mòn và cáu cặn trong hệ thống giải nhiệt kín (chiller).
– LTV C2200: Hoá chất ức chế vi sinh trong hệ thống giải nhiệt.