SO SÁNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC TRUYỀN THỐNG & CÔNG NGHỆ TẠO MÀNG
Công nghệ xử lý nước cho lò hơi là một bước tiến mạnh trong lĩnh vực môi trường. Trong đó công nghệ xử lý nước theo phương pháp truyền thống hay công nghệ tạo màng đều được quan tâm và sử dụng rộng rãi. Cả hai đều mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ tốt cho quá trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Công nghệ xử lý nước cho lò hơi là một bước tiến mạnh trong lĩnh vực môi trường. Trong đó công nghệ xử lý nước theo phương pháp truyền thống hay công nghệ tạo màng đều được quan tâm và sử dụng rộng rãi. Cả hai đều mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ tốt cho quá trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Cáu cặn bám sát vào thành ống lò hơi làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt
Khái niệm chung
Công nghệ xử lý nước truyền thống & công nghệ tạo màng là 2 công nghệ sinh học hiện đại được ứng dụng trong xử lý nước thải. Cụ thể:
Công nghệ truyền thống:
Công nghệ truyền thống dùng hóa chất để biến các chất thành cặn dưới dạng bùn phù hợp với lò hơi có độ cứng, áp suất thấp, nồng độ TDS vừa phải. Mỗi nguồn nước sẽ yêu cầu sử dụng các loại hóa chất khác nhau như natri cacbonat, natri aluminat, natri photphat, natri sunfit,…
Công nghệ tạo màng:
Đối với các hệ thống xử lý nước cấp hiện đại, công nghệ tạo màng là một giải pháp thay thế đáng tin cậy so với phương pháp làm mềm truyền thống, các hệ thống tạo màng cơ bản có thể loại bỏ hơn 99% tất cả các ion khỏi nước giúp cho hệ thống lò hơi hoạt động luôn ổn định.
So sánh những điểm khác biệt của 2 công nghệ xử lý nước truyền thống & công nghệ tạo màng
Công nghệ xử lý nước truyền thống & công nghệ tạo màng vừa có những đặc trưng riêng, vừa có những điểm giống nhau. Trước tiên sự khác biệt của 2 công nghệ đó là:
Stt
|
Nội dung
|
Công nghệ truyền thống
|
Công nghệ tạo màng
|
1
|
Hóa chất sử dụng
|
Từ 2 đến 4 loại (photphat, pH, đuổi oxi, khử CO2,…).
|
Chỉ dùng 1 loại (tạo màng).
|
2
|
Nguyên lý hoạt động
|
Phản ứng với tác nhân gây ăn mòn, cáu cặn => xả đáy.
Xả đáy do tạp chất hình thành từ phản ứng.
|
Tạo màng bảo vệ, ngăn các tác nhân gây ăn mòn cáu cặn tiếp xúc với bề mặt kim loại.
Không xả đáy do hóa chất
|
|
|
Xả đáy do tạp chất cô đặc do đặc thù vận hành lò hơi.
|
Xả đáy do tạp chất cô đặc do đặc thù vận hành lò hơi.
|
3
|
Tiết kiệm nước và nhiên liệu đốt
|
Hóa chất sử dụng có làm tăng TDS nên cần xả đáy nhiều hơn để cải thiện chất lượng hơi => tăng chi phí nước tiêu thụ và nhiên liệu đốt.
|
Hóa chất không làm tăng TDS => xả đáy ít hơn => giảm chi phí nước và nhiên liệu đốt.
|
4
|
Chất lượng hơi
|
Trường hợp TDS, độ kiềm tăng quá cao sẽ gây sôi bồng do hóa chất => chất lượng hơi kém.
|
Cải thiện chất lượng hơi do hóa chất không mang theo TDS.
|
5
|
Kiểm soát ăn mòn
|
Sự thay đổi nhu cầu hơi làm thay đổi nhiệt độ nước cấp lò => hàm lượng oxy hòa tan thay đổi => hóa chất sẽ cấp vào thiếu/ dư => ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.
|
Bảo vệ ăn mòn vượt trội vì không phản ứng với oxi.
|
6
|
Kiểm soát cáu cặn
|
Sự thay đổi của chất lượng nước cấp làm cho hàm lượng photphat, độ kiềm sẽ dư/ thiếu => ảnh hưởng đến việc tạo cấn nước lơ lửng => trong lò hơi có thể tạo nhiều dạng muối khác nhau. Cần tránh tạo muối silicate.
|
Tạo màng ngăn tác nhân từ bên ngoài nên ít bị phụ thuộc bởi chất lượng nước cấp. Các ion đủ độ bão hòa sẽ phản ứng với nhau tạo chất sa lắng, không bám vào thiết bị mà được đưa ra khỏi theo đường xả đáy.
|
7
|
Khuân vác, sử dụng
|
Nhiều hóa chất => nhân công vất vả, tốn diện tích kho bãi lưu trữ.
|
Diện tích lưu trữ ít hơn và sử dụng đơn giản.
|
8
|
Ảnh hưởng môi trường
|
Ngoài xả đáy do cô đặc từ nước cấp thì lượng xả tăng thêm do hóa chất mang vào => chất thải ra môi trường phải xử lý nhiều hơn.
|
Chỉ xả đáy do cô đặc từ nguồn nước cấp.
Giảm xả đáy, chất thải thân thiện môi trường.
|
9
|
Hiệu quả năng lượng
|
Chất lượng hơi không kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
|
Chất lượng hơi ổn định => hiệu quả năng lượng tối ưu.
|
10
|
Phạm vi kiểm soát
|
Bồn nước cấp (nếu cấp được hóa chất tại bồn), đường ống cấp nước, lò hơi, đường ống dẫn hơi (nếu có sử dụng hóa chất đuổi CO2).
|
Bảo vệ toàn bộ hệ thống lò hơi: bồn nước cấp, đường ống cấp nước, lò hơi, ống dẫn hơi và ống nước ngưng tụ.
|
So sánh những điểm giống nhau của 2 công nghệ xử lý nước truyền thống & công nghệ tạo màng
Ngoài những điểm khác biệt, 2 công nghệ giống nhau về:
- Kiểm soát ăn mòn;
- Kiểm soát TDS cáu cặn, ngăn ngừa cáu đóng trên bề mặt lò;
- Ngăn chặn oxi hóa làm kim loại bị ăn mòn hư hỏng, giảm độ dày thân của lò hơi;
- Loại bỏ các tạp chất có trong nước giúp cho máy móc hoạt động tốt và tăng tuổi thọ cho thiết bị;
- Giảm tiêu hao nguyên liệu, giảm chi phí bảo trì sửa chữa lò hơi do bị ăn mòn, gỉ sét thân lò hơi.
Hệ thống xử lý nước cấp lò hơi giúp đảm bảo hiệu suất và độ bền của thiết bị
Trên đây là những thông tin cơ bản về so sánh công nghệ xử lý nước truyền thống & công nghệ tạo màng. Dù còn nhiều điểm hạn chế, song việc ứng dụng công nghệ vào xử lý nước thải lò hơi đã mang lại hiệu quả cao so với những phương pháp trước đây.
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG LONG TRƯỜNG VŨ tự hào là đơn vị UY TÍN, CHẤT LƯỢNG trong lĩnh vực cung cấp gói sản phẩm xử lý nước cho lò hơi, hệ thống chiller, tháp giải nhiệt, hệ thống nước tuần hoàn. Mọi công đoạn, từ “Tư vấn ban đầu – Thiết kế – Thi công lắp đặt – Bàn giao vận hành – Bảo trì sửa chữa” đều do đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi phụ trách, chắc chắn sẽ đem lại sự hài lòng cho Quý khách hàng.